Chuyển đến nội dung chính

Kiểm định chất lượng công trình xây dựng - Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc và kiểm định chất lượng công trình Vietsum

 

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH, ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH VÀ VẬN HÀNH AN TOÀN CÁC CÔNG TRÌNH

Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc và kiểm định chất lượng công trình Vietsum Hotline: 090 959 8771 Mr Nam

(Căn cứ theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng)

Kiểm định chất lượng công trình và phạm vi áp dụng

Quy trình kiểm định chất lượng công trình áp dụng để khảo sát, đánh giá chất lượng công trình phục vụ công tác sửa chữa, bảo trì, vận hành an toàn các công trình xây dựng và trách nhiệm của chủ sở hữu có liên quan trong việc bảo trì, sửa chữa và vận hành các công trình xây dựng.

 


Hình ảnh: Kỹ sư kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình tại nhà máy may mặc United Sweethearts – KCN Nhơn Trạch – Đồng Nai.

Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc và kiểm định chất lượng công trình Vietsum: Trình bày tầm quan trọng của công tác  kiểm định chất lượng công trình

Kiểm định chất lượng công trình nhằm nâng cao chất lượng công trình trong quá trình khai thác sử dụng.

Đảm bảo việc duy trì hoạt động an toàn “bảo trì để phòng ngừa”, công tác kiểm định được thực hiện với chu kỳ 05 năm đối với các công trình từ cấp III trở xuống (≤ cấp III), với chu kỳ 03 năm đối với công trình cấp III trở lên (> cấp III); công trình đưa vào sử dụng có thời gian trên 10 năm, chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thuê tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng công trình và báo cáo kết quả kiểm định chất lượng công trình tại Vietsum, để tránh xảy ra nguy cơ về sự cố công trình, gây mất an toàn cho công trình và ảnh hưởng đến an toàn con người trong công trình.

Khi nào thuê đơn vị Vietsum kiểm định, đánh giá chất lượng công trình phục vụ công tác sửa chữa, bảo trì và vận hành an toàn công trình?

Khi có yêu cầu kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt.

Khi phát hiện thấy chất lượng công trình có những hư hỏng của một số bộ phận công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, Vietsum sẽ tư vấn chuyên môn để kiểm định và đánh giá chất lượng công trình.

Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì.

Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với các công trình đã hết tui thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình.

 


Hình ảnh: Kỹ sư kiểm tra, siêu âm cốt thép trong cột bê tông bằng thiết bị chuyên dụng.


Hình ảnh: Kỹ sư kiểm tra, siêu âm cốt thép trong cột bê tông bằng thiết bị chuyên dụng.

Quy trình kiểm định chất lượng công trình, đánh giá chất lượng công trình phục vụ công tác sửa chữa, bảo trì và vận hành an toàn công trình tại Vietsum có thể tham khảo áp dụng

Kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác sửa chữa, bảo trì, vận hành an toàn các công trình xây dựng. Bao gồm khảo sát chi tiết bằng thiết bị chuyên dụng, thí nghiệm, tính toán và đánh giá mức độ an toàn của kết cấu công trình theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Từ đó đề xuất phương án xử lý tiếp theo (tiếp tục sử dụng, sửa chữa, gia cường (gia cố) hoặc phá dỡ công trình).

(Căn cứ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9381:2012 Hướng dẫn đáng giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà)

Đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà được quy định như sau:

- Cấp A: Khả năng chịu lực của kết cấu có thể thỏa mãn yêu cầu sử dụng bình thường, chưa có nguy hiểm, kết cấu nhà an toàn.

- Cấp B: Khả năng chịu lực của kết cấu cơ bản đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường, cá biệt có cấu kiện ở trạng thái nguy hiểm, nhưng không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, công trình đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường.

- Cấp C: Khả năng chịu lực của một bộ phận kết cấu không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ.

- Cấp D: Khả năng chịu lực của kết cấu chịu lực không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, nhà xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể.

Nội dung chính của các bước kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác sửa chữa, bảo trì, vận hành an toàn các công trình xây dựng khảo sát, đánh giá an toàn công trình như sau:

Bước 1: Thu thập các tài liệu liên quan đến công trình (hồ sơ thiết kế và hồ sơ thi công, hồ sơ hoàn công – hoàn thành công trình, sửa chữa, cải tạo đã thực hiện và các kết quả khảo sát trước đó)

Bước 2: Lập đề cương kiểm định chất lượng công trình – Vietsum (Mục đích kiểm định, quy mô và nội dung kiểm định; danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng; danh mục thiết bị sử dụng đ kim định; phương pháp thực hiện kiểm định; tiến độ kiểm định kế hoạch ra  báo cáo kiểm định chất lượng công trình);

Bước 3: Kiểm định, đo đạc, thí nghiệm chuyên ngành, quan trắc các thông số hình học thực tế của các kết cấu xây dựng và các cấu kiện của công trình, xác định sự phù hợp hoặc sai lệch của các thông số này với thiết kế. Trong đó cần xác định (kích thước hình học, cu kiện, kết cu chịu lực chính; độ võng, nghiêng, lún, độ phình, độ dịch chuyển; hình dạng và chiều rộng các vết nứt,...).

Bước 4: Thu thập các kết quả khảo sát hiện trường và hồ sơ tài liệu của công trình, xác định các giá trị các tải trọng và tác động thực tế tác dụng lên kết cấu (tĩnh tải, hoạt tải, tải trọng gió, tải trọng động đất, các phần xây thêm trong quá trình sử dụng...); Dựa trên các kết quả đo đạc, các đặc trưng vật liệu, tải trọng thực tế và các tài liệu liên quan, sử dụng phương pháp phù hợp để tính toán, kiểm tra mức độ an toàn về khả năng chịu lực của các cấu kiện;

Bước 5: Dựa trên kết quả khảo sát và tính toán, sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp để xác định mức độ nguy hiểm của công trình theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành

Bước 6: hoàn thành báo cáo kết quả kiểm định chất lượng công trình và kiến nghị giải pháp xử lý (nếu có).

Năng lực Công ty CP Tư Vấn Kiến Trúc và Kiểm Định Chất Lượng Công Trình VietSum 

đã được tổ chức chứng nhận ISOQ Việt Nam cấp chứng nhận phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 với mã số  ISOQ.2113-QMS  hoạt động các ngành nghề Kiểm định chất lượng công trình; Thiết kế xây dựng và lập dự toán; Thẩm tra thiết kế và dự toán; Giám sát thi công công trình; Quan trắc công trình; Tư vấn đấu thầu và lập dự toán; Thi công xây lắp công trình và thi công lắp đặt thiết bị.

Được công nhận theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0316425344 do Sở kế hoạch-đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp. Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn giải pháp thiết kế, kiểm định chất lượng công trình, tư vấn bảo dưỡng công trình. Liên Danh: LAS – XD 357 và LAS – XD 1427. Hotline: 090 959 8771 Mr Nam

 


Chi phí kiểm định chất lượng công trình xây dựng tại Vietsum

Chi phí kiểm định, đánh giá chất lượng công trình phục vụ công tác sửa chữa, bảo trì và an toàn vận hành công trình được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các quy định khác có liên quan phù hợp với khi lượng công việc của đ cương kim định, bao gồm một số hoặc toàn bộ các khoản chi phí sau:

a) Khảo sát hiện trạng đối tượng cần kiểm định chất lượng công trình;

b) Lập đề cương, thẩm tra đề cương và dự toán kiểm định chất lượng công trình;

c) Thu thập và nghiên cứu hồ sơ tài liệu, bản vẽ hoàn công liên quan đến việc kim định;

d) Thí nghiệm, tính toán, phân tích, quan trắc và đánh giá;

đ) Chi phí vận chuyển phục vụ việc kiểm định chất lượng công trình;

e) Lập báo cáo kết quả kiểm định chất lượng công trình;

Khuyến cáo đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng công trình

Khi phát hiện công trình xây dựng, hạng mục công trình có những dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng vận hành công trình thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện các việc sau đây:

1) Kiểm tra lại hiện trạng chất lượng công trình;

2) Tổ chức thuê đơn vị kiểm định chất lượng công trình.(Vietsum)

3) Có những biện pháp như hạn chế tiếp cận sử dụng công trình, tạm dừng sử dụng công trình, báo cáo tình trạng công trình với các đơn vị có trách nhiệm quản lý;

3) Tiến hành sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình hoặc phá dỡ công trình.(Vietsum)

- Hotline: 090 959 8771 Mr Nam

– “Vietsum đồng hành cùng thành công cho nhà xưởng của quý khách hàng” –

Nguồn: Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc và kiểm định chất lượng công trình Vietsum 

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kiểm định chất lượng công trình - Kiểm định nhà xưởng 2021

Kiểm định chất lượng công trình là hoạt động kiểm tra, xác định chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình, hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc thí nghiệm, kết hợp với xem xét, đánh giá hiện trạng bằng trực quan. – Kiểm định để thay đổi công năng công trình:  Thực tế công trình qua sử dụng theo thời gian chúng ta đôi khi cũng cần thay đổi công năng để phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại như: Chuyển từ văn phòng thành xưởng sản xuất, nhà ở thành văn phòng, nhà ở – văn phòng thành nhà hàng – khách sạn, Nâng Thêm Tầng, Cải tạo nâng tầng. Khi đó ICCI sẽ kiểm định để trả lời cho Khách hàng câu hỏi : Chuyển công năng ( hoặc nâng tầng ) có được hay không, nếu không được thì cần gia cố ở  vị trí nào để được ? – Kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình:  Một số công trình bị sự cố như nứt, nghiêng, lún khi đang xây dựng hoặc khi đang sử dụng . Khi đó ICCI sẽ kiểm định để trà lời cho Khách hàng 02 câu hỏi Vì s